Những lý do nên chuyển sang nghề lập trình

Trong những năm gần đây, ngành CNTT thực sự tạo được sức nóng, số người muốn theo đuổi ngành này ngày càng nhiều. Hiện nay, khá nhiều bạn trẻ có xu hướng chuyển sang nghề lập trình, từ những bạn học sinh mới tốt nghiệp cấp 3, cho đến những người đã có công việc ổn định… Nhưng hầu hết ai cũng có những băn khoăn "Có nên chuyển sang nghề lập trình không"

Vậy khi chuyển sang nghề lập trình, bạn sẽ được và mất những gì chúng ta cùng thảo luận ở bài viết này nhé.

Những mặt được

Dễ tìm việc

Với nhu cầu nhân lực rất cao, hầu hết các sinh viên CNTT học tốt đều dễ dàng tìm được việc làm. Các công ty phần mềm cũng khá chủ động trong việc tìm kiếm ứng viên, cũng như tạo cơ hội thực tập, học việc cho sinh viên nên các bạn có nhiều cơ hội tìm được việc làm.

Thu nhập khá

Cạnh tranh nhân lực cao nên mức lương của Lập trình viên hiện nay cũng khá hơn so với các chuyên ngành khác. Lương khởi điểm của Lập trình viên ở Đà Nẵng hiện nay từ 8-10 triệu/tháng, kinh nghiệm 1-2 năm có thể kiếm trên 10 triệu/tháng, mức lương 1,000 USD/tháng cũng khá phổ biến. Đây là mức lương mơ ước với nhiều ngành.

Môi trường làm việc tốt

Hầu hết các công ty phần mềm đều ở thành phố, môi trường làm việc sang trọng, cơ hội phát triển các kỹ năng mềm khá thuận lợi nên đây có thể là sự hấp dẫn lớn đối với các bạn. Ngoài ra, hầu hết các công ty phần mềm có nguồn nhân lực trẻ nên rất vui vẻ, hòa đồng.

Cơ hội thăng tiến cao

Đa số các công ty phần mềm có nguồn nhân lực phần mềm trẻ lại có mức độ tăng trưởng khá cao nên cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất cao. Ngoài ra, bạn cũng rất dễ thực hiện các dự án khởi nghiệp trong ngành phần mềm nếu bạn có ý định kinh doanh hay làm chủ.

Những điểm chưa được

Học suốt đời

Lập trình viên là nghề ăn, ngủ và làm việc với công nghệ mà công nghệ thì thường xuyên thay đổi và cập nhật những thứ mới mẻ hơn. Chính vì thế, người làm thiên về công nghệ phải luôn học hỏi liên tục những cái mới nếu không sẽ rất dễ bị tuột lại phía sau và bị đào thải.Do vậy sự học là bất tận, khi đã theo ngành lập trình viên là phải học suốt đời.

Dễ bị trĩ (ngồi nhiều)

Vì tính chất công việc nên nghề lập trình viên hầu hết ai cũng sẽ ngồi cả ngày nên sẽ dễ bị đau lưng, béo phì, thoái hóa cột sống…và cận thị là điều không tránh khỏi.

Làm thêm giờ

Nghề lập trình viên này đa phần làm theo dự án là chính, khi đang trong dự án nào đó cần sản phẩm gấp chắc chắn 100% các bạn phải làm ngoài giờ. Vì vậy, thời gian dành cho gia đình, bạn bè, người yêu,... đôi khi sẽ bị hạn chế hơn.Làm công ty nước ngoài thì chấp nhận làm thêm giờ, làm thêm cả buổi tối nếu sản phẩm có lỗi nên phải biết cân bằng cuộc sống. Tuy nhiên làm thêm giờ sẽ được tính tiền. Thứ 7 là 100% lương của ngày , Chủ Nhật là 150% lương của 1 ngày , các ngày lễ là 300% lương của 1 ngày.

FA

Đa phần dân lập trình là những người có lối suy nghĩ logic, lập trình càng giỏi thì lại càng cần sự logic. Trong thế giới lập trình 1 là 1, 2 là 2 và đặc biệt lập trình viên đa số chỉ làm việc với máy tính và hệ thống, trong thế giới đó chỉ có đúng, sai. Tuy nhiên, quan hệ giữa con người với con người thì lại không như vậy, trong thế giới con người có tồn tại thứ gọi là tình cảm nên không thể phân biệt rạch ròi cái gì đúng hay sai. Bởi vậy, lập trình viên thường than ế.

Công việc lặp đi lặp lại

Các bạn trẻ mới bước vào nghề lập trình viên đôi khi sẽ không thể tránh khỏi những mộng mơ về ngành. Không phải Coder nào cũng có cơ hội để code ra Window, Facebook hoặc làm ra một app to như Grab. Đôi khi công việc của bạn chỉ là viết một chương trình nhỏ để nhận dữ liệu từ DB sau đó xuất thành file Excel với quy mô người dùng tầm 4-5 người…hoặc có thể chỉ là tạo ra BD, sau đó tạo thêm form, suốt ngày chỉ quanh quẩn với việc thêm form và xóa form, sửa trường này trường kia…công việc sẽ khá là nhàn hoặc có thể nói là nhàm chán, nó có thể bào mòn ý chí và mộng mơ của bạn.Đối với các lập trình viên năng lực trung bình thì chỉ làm 1 công việc lập đi lặp lại gây ra chán. Mức lương sẽ ko cao nếu mình cứ tà tà.

Tóm lại, nghề nào cũng vậy , cũng có được và mất. Hãy lấy “được” làm động lực để theo đuổi đam mê của mình và lấy “mất” làm đòn bẩy cho sự phát triển sự nghiệp cao cả của bạn nhé.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu sơ qua về lập trình và đã có cho mình câu trả lời "Có nên chuyển sang nghề lập trình không"

Thanks For Reading

Nguồn sưu tầm

Khôi Phạm
Khôi Phạm

Share is way to learn

SUNTECH VIỆT NAM   Đăng ký để nhận thông báo mới nhất